Bệnh Lepto ở chó có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa bệnh Lepto hiệu quả
google map
zalo chat
hotline
khien krill

Bệnh Lepto ở chó có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa bệnh Lepto hiệu quả

Bệnh Lepto ở chó xuất phát từ một loại virus mang tên Leptospira. Ở giai đoạn đầu, căn bệnh sẽ khó để phát hiện vì triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, căn bệnh sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của thú cưng. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết cách bảo vệ vật nuôi cũng như sức khỏe cho bạn và gia đình nhé!

I. Bệnh Lepto ở chó là gì?

Bệnh Leptospirosis, thường được gọi là bệnh Lepto, là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở chó do vi khuẩn Leptospira gây ra. Đây là một bệnh lây truyền từ động vật sang người và ảnh hưởng đến sức khỏe của thú cưng và người bị lây bệnh. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, trong đó người mắc bệnh sẽ có những triệu chứng bất thường về gan và thận. Trong một số trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể gây tử vong.

II. Nguyên nhân khiến chó bị Lepto

Chó bị nhiễm bệnh Lepto thường do tiếp xúc với nguồn nước, đất hoặc thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn Leptospira. Những nguồn lây nhiễm thường gặp nhất trong đời sống thường ngày chính là:

  • Nước bẩn: Chó uống hoặc tiếp xúc với nguồn nước có chứa vi khuẩn từ nước tiểu, chất thải của động vật bị nhiễm bệnh.
  • Môi trường ẩm ướt, mất vệ sinh: Vi khuẩn Leptospira có thể tồn tại trong môi trường có nhiệt độ ẩm thấp lâu ngày và lây nhiễm cho chó qua da hoặc niêm mạc.
  • Tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh: Chó có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với động vật bị bệnh.
Chó có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với virus Leptospira
Chó có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với virus Leptospira

III. Triệu chứng bệnh Lepto ở chó

Khi mắc bệnh Lepto, chó sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau tùy vào giống chó và cơ địa. Tuy nhiên những triệu chứng đặc trưng chúng ta dễ dàng bắt gặp của căn bệnh nầy chính là 

  • Sốt cao: Nhiệt độ tăng cao đột ngột.
  • Nôn mửa và tiêu chảy: Xuất hiện hiện tượng nôn mửa và tiêu chảy, đôi khi có máu sau ăn.
  • Mệt mỏi và yếu dần: Chó trở nên mệt mỏi, lờ đờ.
  • Chán ăn: Ăn không ngon miệng, bỏ ăn, chán ăn.
  • Đau bụng: Chó có thể biểu hiện đau bụng, đi ngoài.
  • Khó thở: Trong trường hợp nặng, chó có thể khó thở.

Triệu chứng của bệnh Lepto ở chó rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà chúng sẽ dần xuất hiện khi cho mắc phải.

IV. Bệnh Lepto ở chó lây sang người không?

Bệnh Lepto ở chó là một trong những căn bệnh dễ dàng lây sang người. Vì vậy cần nắm rõ những điều dưới đây để phòng tránh hiệu quả:

  • Tiếp xúc trực tiếp: Con người có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp động vật nhiễm bệnh hoặc môi trường sống của động vật đó khi ôm, nựng thú cưng. Hoặc tiếp xúc khi dọn dẹp chất thải của động vật nhiễm bệnh. Cần cách ly tuyệt đối vì vi khuẩn hoàn toàn có thể lây bệnh trực tiếp qua da.
  • Qua niêm mạc và vết thương: Vi khuẩn Leptospira có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua niêm mạc (mắt, mũi, miệng) khi ở gần chó nhiễm bệnh hoặc qua các vết thương hở.

V. Chó bị Lepto có chữa được không? Có nguy hiểm không?

Chó bị Lepto sẽ khỏi bệnh nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Nếu tình trạng bệnh diễn ra thời gian lâu mà không có sự can thiệp của thuốc, biện pháp y khoa sẽ dẫn đến tổn thương gan, thận nghiệm trọng, dẫn đến tử vong.

Bệnh Lepto có thể được chữa trị khỏi nếu phát hiện kịp thời
Bệnh Lepto có thể được chữa trị khỏi nếu phát hiện kịp thời

VI. Cách chữa bệnh Lepto ở chó

Cần mang ngay chó đến cơ sở thú y khi phát hiện bệnh Lepto để được bác sĩ tiêm thuốc và kê đơn kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Tuân thủ lời dặn của bác sĩ đồng thời vệ sinh chỗ ở của chó bằng xịt khử khuẩn để triệt tiêu hoàn toàn vi khuẩn lây bệnh.

VII. Chó bị Lepto bao lâu thì khỏi?

Thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và hiệu quả của phương pháp điều trị. Hầu như tình trạng bệnh ở chó sẽ cải thiện sau 3 – 5 ngày điều trị. Trong trường hợp nặng hơn, có thể mất vài tuần đến vài tháng để hồi phục hoàn toàn.

VIII. Cách phòng bệnh Lepto ở chó

  • Tiêm vaccine phòng bệnh Lepto cho chó là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. 
  • Không cho chó tiếp xúc với các nguồn lây bệnh như chuột, gián,.. và môi trường ô nhiễm.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống của vật nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo.
  • Xịt khử khuẩn ít nhất 1 ngày 1 lần bằng xịt khuẩn Krill để loại bỏ các vi khuẩn, mầm mống lây bệnh. 
  • Sử dụng bộ dung dịch chăm sóc thú cưng tại nhà thường xuyên. Nên tắm cho chó bằng loại sữa tắm đặc trị dành riêng cho thú cưng Krill. Loại sữa tắm này không những loại bỏ các vi khuẩn lây bệnh mà còn giúp hạn chế các bệnh về da và mùi hôi. 
Bộ sản phẩm Krill giúp bảo vệ sức khỏe thú cưng của bạn
Bộ sản phẩm Krill giúp bảo vệ sức khỏe thú cưng của bạn

Chỉ cần sở hữu bộ chăm sóc thú cưng Krill, bạn sẽ dễ dàng bảo vệ vật nuôi khỏi bệnh Lepto cũng như các tác nhân lây bệnh khác nhờ khả năng làm sạch và khử khuẩn mạnh mẽ từ công nghệ ion từ trường có trong dung dịch. Bạn cần nắm rõ cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa và nhận biết sớm triệu chứng của bệnh Lepto để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng cũng như toàn bộ thành viên trong gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *