Nắm được cách tắm cho chó là điều rất quan trọng với những ai nuôi thú cưng. Đây không chỉ là cách giúp giữ cho chó luôn sạch sẽ, không còn mùi hôi mà còn ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh về da và lông. Cụ thể phải tắm cho chó thế nào mới đúng và cần lưu ý những gì khi thực hiện? Bạn hãy cùng Krill tìm hiểu chi tiết qua bài sau.
Mục lục
- 1 Có nên tắm cho chó không?
- 2 Chó nên tắm mấy lần 1 tuần?
- 3 Nên tắm cho chó vào lúc nào?
- 4 Nên tắm chó bằng gì?
- 5 Hướng dẫn cách tắm cho chó hết hôi
- 6 Những lưu ý khi tắm chó
- 7 Các thắc mắc khi tắm cho chó
- 7.1 Chó mấy tháng thì tắm được?
- 7.2 Chó tắm nhiều có tốt không?
- 7.3 Tắm chó bằng dầu gội đầu được không?
- 7.4 Tắm chó bằng nước rửa chén?
- 7.5 Chó có bầu có tắm được không?
- 7.6 Chó mới mua về có nên tắm không?
- 7.7 Chó phối xong có được tắm không?
- 7.8 Tắm cho chó bằng nước nóng hay lạnh?
- 7.9 Trời lạnh có nên tắm cho chó không?
- 7.10 Chó mới ăn xong có được tắm không?
Có nên tắm cho chó không?
Thực hiện cách tắm cho chó thường xuyên là điều cần thiết. Bởi điều này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho thú cưng như:
- Giúp cơ thể chó luôn sạch sẽ, không tích tụ vi khuẩn trên lông, da.
- Giảm mùi hôi tối đa để bạn có thể thoải mái ôm ấp, vui đùa với thú cưng mỗi ngày.
- Phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe ở thú cưng để kịp thời chữa trị. Điển hình như: viêm da, nấm da, rụng lông, chấn thương,…
- Giúp chó có sự thư giãn và giữ được sự thoải mái khi được tắm rửa sạch sẽ.
Chó nên tắm mấy lần 1 tuần?
Bạn không cần thiết phải thực hiện cách tắm cho chó thường xuyên. Bởi tần suất tắm cho thú cưng sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Tiêu biểu là loại lông của giống chó hay môi trường sống,… Theo các bác sĩ thú y, thời gian tắm cho chó thường là duy trì 1 tuần 1 lần là thích hợp nhất.
Nên tắm cho chó vào lúc nào?
Bạn muốn biết khi nào là thời điểm thích hợp để tắm cho chó? Dưới đây là gợi ý bạn có thể tham khảo.
- Khi thú cưng bám nhiều bụi bẩn trên lông, da,… do lấm bẩn khi vui đùa ngoài trời.
- Khi chó có dấu hiệu bốc mùi hôi do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
- Trên da của chó tích tụ nhiều lớp da chết và tạo thành vảy.
- Khi chó đến thời điểm rụng lông để thay lớp lông mới.
Nên tắm chó bằng gì?
Để đảm bảo bạn thực hiện đúng cách tắm cho chó thì việc chọn sản phẩm sữa tắm cũng cần được cân nhắc kỹ. Bạn nên dùng các dòng sữa tắm chó thơm lâu chuyên dụng và phù hợp với đặc điểm cơ địa làn da của giống chó mà bạn đang nuôi. Điều này giúp làm sạch vi khuẩn, ký sinh trùng và tránh những tác hại trên làn da của thú cưng và khiến cho luôn được thơm tho, không bị hôi.
Ngoài ra, bạn có thể dùng bọt tắm khô cho thú cưng để làm sạch cho chú chó nhanh chóng mà không cần dùng đến nước.
Hướng dẫn cách tắm cho chó hết hôi
Để đảm bảo cách tắm cho chó hiệu quả, bạn chỉ cần tiến hành theo những bước sau.
Chuẩn bị trước khi tắm
- Lựa chọn thời điểm tắm cho chó: Bạn chú ý tránh tắm khi chó vừa mới ăn no, đang bị ốm hay trời quá lạnh.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tắm: Bạn cần chọn sữa tắm dành riêng cho chó, bông gòn, khăn tắm, máy sấy tóc, tăm bông (nếu cần),…
- Chải lông cho chó: Thao tác này giúp loại bỏ bụi bẩn, lông rụng, bụi bẩn và giúp lông mượt hơn khi tắm.
- Kiểm tra tai chó: Dùng bông tăm và dung dịch vệ sinh để làm sạch tai chó trước khi tắm.
Quy trình tắm cho chó
- Làm ướt lông chó: Bạn sử dụng vòi hoa sen hay bình xịt nước giúp làm ướt cơ thể chó. Lưu ý, khi thực hiện bạn không nên để ướt vùng mắt, mũi, tai của chó.
- Xoa đều sữa tắm: Bạn lấy 1 một lượng sữa tắm vừa đủ cho vào lòng bàn tay. Sau đó, bạn xoa đều sữa tắm lên lông chó để tạo bọt. Bạn tiến hành massage nhẹ nhàng giúp sữa tắm có thể thấm sâu vào lông và da thú cưng.
- Gội đầu cho chó: Bạn dùng bông gòn để thấm sữa tắm, làm loãng và vắt bớt nước. Sau đó, bạn lau nhẹ nhàng ở phần đầu, quanh tai thú cưng. Lưu ý, bạn không nên để nước hay sữa tắm dính vào tai hay mắt chó.
- Xả sạch sữa tắm: Bạn sử dụng vòi hoa sen để xả sạch sữa tắm trên người thú cưng. Bước này, bạn chú ý xả thật kỹ, tránh để sót lại sữa tắm trên da và lông sẽ khiến chó bị kích ứng.
- Lau khô lông cho chó: Sau khi tắm xong, bạn dùng khăn bông để thấm bớt nước trên lông chó. Để làm khô phần lông nhanh chóng hơn, bạn có thể dùng máy sấy tóc. Tuy nhiên, bạn nên chú ý để chế độ máy sấy không quá nóng để tránh làm bỏng da chó.
Vệ sinh sau khi tắm
- Vệ sinh tai cho chó: Khi tắm xong, bạn nên sử dụng bông gòn thấm thêm dung dịch vệ sinh để làm sạch và lau khô tai cho chó.
- Chải lông cho chó: Chờ lông khô, bạn nên chải lại lông để tránh tình trạng lông chó bị rối, xơ xác và dễ rụng.
- Thưởng cho chó: Để giúp chó thấy vui vẻ khi tắm cũng như tạo động lực cho những lần tắm sau, bạn đừng quên khen ngợi hay có phần thưởng đối với sự hợp tác của thú cưng.
Để giúp chú chó có bộ lông mượt mà, thơm tho và khỏe mạnh, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các dòng sản phẩm sau cho thú cưng như:
Những lưu ý khi tắm chó
Khi tiến hành cách tắm cho chó tại nhà, bạn cần bỏ túi những điều sau:
- Không dùng sữa tắm của người cho chó để tránh kích ứng da thú cưng.
- Nếu chó bị viêm da, bạn cần dùng sữa tắm theo chỉ định của bác sĩ thú y.
- Nếu dùng sữa tắm thảo dược cho chó, sau khi xoa đều lên lông thì bạn chờ khoảng 10 phút mới xả nước để cho các dưỡng chất thấm đều vào da.
- Không tắm quá lâu để tránh ảnh hưởng sức khỏe của chó.
- Nếu giống chó có lông đặc thù như: Poodles, Springers, Bichon, Maltese,… bạn nên tư vấn ý kiến của bác sĩ khi dùng sữa tắm cho thú cưng.
Các thắc mắc khi tắm cho chó
Một số thắc mắc sẽ được giải đáp ngay dưới đây giúp bạn nắm rõ hơn về cách tắm cho chó để chăm sóc thú cưng hiệu quả.
Chó mấy tháng thì tắm được?
Các chuyên gia về vật nuôi nhận định, chó con nên được tắm khi đủ 10 – 12 tuần, tức khoảng 2,5 – 3 tháng. Lưu ý, không tắm khi chó dưới 06 tuần tuổi.
Chó tắm nhiều có tốt không?
Tắm cho chó quá nhiều lần trong tuần sẽ ảnh hưởng tới độ mượt của lông và dễ làm cho da bị khô hay viêm da. Tần suất tắm cho chó nên duy trì 1 tuần/lần là thích hợp nhất.
Tắm chó bằng dầu gội đầu được không?
Dùng dầu gội đầu của người để tắm cho chó sẽ làm cho thú cưng dễ bị kích ứng hay làm da thú cưng bị tổn thương.
Tắm chó bằng nước rửa chén?
Nước rửa chén hay bột giặt,… đều là những sản phẩm tuyệt đối không dùng để tắm cho chó. Các chất này sẽ dễ gây hại cho lông và chức năng bảo vệ trên da của chó.
Chó có bầu có tắm được không?
Khi chó mẹ mang thai tốt nhất không nên tắm để tránh khi chó lắc người rũ nước sẽ ảnh hưởng đến thai. Bạn chỉ nên tắm khô hay lau và sấy lông cho chó là được.
Chó mới mua về có nên tắm không?
Khi mới mua bạn chưa nắm được tình trạng sức khỏe của chó nên tốt nhất là trong 7 ngày đầu không nên tắm cho chó.
Chó phối xong có được tắm không?
Bạn có thể tắm cho chó khi mới phối giống. Nhưng thời điểm từ 22 – 30 ngày sau khi phối giống thì không nên tắm để tránh ảnh hưởng đến thai nếu phối giống thành công.
Tắm cho chó bằng nước nóng hay lạnh?
Cách tắm cho chó được khuyến khích dùng nước ấm từ 36 độ C – 38 độ C. Nhiệt độ này cũng giúp chó thấy thoải mái và giảm mùi hôi tốt hơn.
Trời lạnh có nên tắm cho chó không?
Khi trời lạnh bạn không nên tắm cho chó để tránh thú cưng bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chó mới ăn xong có được tắm không?
Khi mới ăn xong, máu chưa di chuyển tới các chi, cơ bắp nên không nên tắm cho chó ở thời điểm này, nhất là tắm nước lạnh.
Tất tần tật thông tin về cách tắm cho chó Krill đã chia sẻ chi tiết ở trên. Khi tắm chó, bạn có thể chọn các sản phẩm chăm sóc thú cưng của Krill để có được hiệu quả làm sạch cao và an toàn sức khỏe cho chó của bạn.
CEO thương hiệu Krill Việt Nam. Một trong ba thương hiệu của Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ UHC Việt Nam.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển các sản phẩm chăm sóc thú cưng, tôi đã cùng toàn thể CBNV Krill xây dựng nên thương hiệu hàng đầu chuyên về dược hóa phẩm cho chó mèo, các sản phẩm khử khuẩn thực phẩm, khử khuẩn cho mẹ & bé và các sản phẩm chăm sóc gia đình khác.