Rận mèo có lây sang người không? Cách trị rận mèo triệt để
google map
zalo chat
hotline
khien krill

Rận mèo có lây sang người không? Cách trị rận mèo triệt để

Tìm hiểu về rận mèo là điều mà ai nuôi thú cưng cũng muốn biết. Bởi rận, bọ chét,… là những ký sinh trùng gây hại với mèo. Chúng khiến thú cưng khó chịu, ngứa ngáy,… Thậm chí, với những mèo con có sức đề kháng yếu sẽ dễ phát sinh nhiều vấn đề nguy hiểm với sức khỏe. Chính vì vậy, hiểu về ký sinh trùng này sẽ giúp bạn tìm ra cách trị rận ngay khi phát hiện các dấu hiệu ở mè. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh lây lan và biến chứng nặng hơn. Krill sẽ giúp bạn nắm về rận ở mèo, nguyên nhân, dấu hiệu và các cách giúp trị rận hiệu quả cho thú cưng ở bài sau.

Rận mèo là gì?

Rận mèo hay bọ chét mèo là 1 loại ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe của mèo và các loài thú cưng khác nhau. Tên khoa học của loài bọ chét này là Ctenocephalides Felis. Loại rận này ký sinh trên da và lông của mèo và gây ngứa ngáy, khó chịu. Khi bị rận tấn công ở mức độ nặng, thú cưng có thể bị viêm nhiễm da, sụt cân, khó chịu,…

Rận mèo là ký sinh trùng với tên khoa học là Ctenocephalides Felis
Rận mèo là ký sinh trùng với tên khoa học là Ctenocephalides Felis

Tại sao mèo bị rận? Rận mèo sinh sản thế nào?

Để trị rận mèo hiệu quả, bạn cần biết nguyên nhân ký sinh trùng này xuất hiện là do đâu. Trên thực tế, rận ở mèo thường phát sinh bởi những nguyên nhân sau:

  • Do mèo tiếp xúc môi trường bị ô nhiễm: Trong quá trình sinh sống, mèo của bạn có thể đã tiếp xúc với các con vật khác có rận ở trên người nên bị lây nhiễm. Ngoài ra, thú cưng thường xuyên sống trong môi trường thiếu vệ sinh, ẩm ướt, bẩn thỉu,… cũng dễ xuất hiện rận, bọ chét,…
  • Do sức đề kháng yếu: Thường thì các con mèo già hay mèo con hoặc mèo có sức khỏe kém, đề kháng yếu là đối tượng dễ bị rận hay các ký sinh trùng khác tấn công.
  • Chế độ dinh dưỡng của mèo bị thiếu hụt: Trong bữa ăn thường ngày của mèo bị thiếu vitamin, khoáng chất sẽ làm cho da chúng trở nên yếu ớt và đề kháng kém hơn. Đây là cơ hội để rận phát triển và gây bệnh ở mèo.
  • Vệ sinh kém: Khi bạn nuôi mèo nhưng không thường xuyên tắm rửa cho chúng sẽ khiến lông, da của thú cưng tích tụ vi khuẩn, phát sinh rận, bọ chét,… Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh kém chất lượng, không phù hợp với mèo cũng dễ làm tổn thương làn da và bị ký sinh trùng tấn công.

Loại rận này sẽ đẻ trứng và trứng rận nở thành ấu trùng, sinh trường bằng cách ăn chất thải từ những con rận trưởng thành hay các mảnh vụn của sinh vật khác trên cơ thể mèo. Khi trưởng thành, rận mèo sẽ tìm ký chủ để sinh trưởng và hút máu.

Mèo bị rận có thể do môi trường sống, thiếu dinh dưỡng,...
Mèo bị rận có thể do môi trường sống, thiếu dinh dưỡng,…

Các loại rận mèo

Trên cơ thể mèo có 1 loại rận sinh sống duy nhất là Felicola Subrostratus. Rận mèo này tồn tại bằng việc hút máu ký chủ và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu,… Loại rận này có thể sống tới 100 ngày mà không cần phải hút máu. Vì vậy, việc trị rận sẽ rất khó khăn.

Dấu hiệu mèo bị rận

Nhiều người khi nuôi thú cưng vẫn không biết khi nào cần phải trị rận mèo. Với vấn đề này, bạn có thể tham khảo 1 số dấu hiệu nhận biết cơ bản sau:

  • Mèo bị ngứa ngáy dữ dội và thường xuyên gãi gỉ liên tục. Thậm chí, thú cưng của bạn có thể chảy máu. Đây là do phản ứng dị ứng của da mèo với protein ở trong nước bọt của rận.
  • Rụng lông thành mảng. Đặc biệt, vùng da bị rận tấn công sẽ lộ da đỏ, sưng tấy. Lông mèo có thể trở nên xơ xác, thiếu sức sống.
  • Da mèo bị rận tấn công sẽ gây viêm và có hiện tượng bong tróc vảy. Ngoài ra, thú cưng cũng xuất hiện mùi hôi khó chịu cho vi khuẩn và tình trạng xước hay lở loét vì gãi ngứa quá mạnh.
  • Mèo thay đổi hành vi thường ngày như: bứt rứt, mất ngủ, lo âu,…
  • Sự tấn công của rận và các ký sinh trùng khiến mèo thấy khó chịu, chán ăn và giảm cân rất nhanh chóng.
Chú ý dấu hiệu để nhận biết mèo bị rận tấn công từ sớm
Chú ý dấu hiệu để nhận biết mèo bị rận tấn công từ sớm

Rận mèo có nguy hiểm không?

Khi bị rận mèo ký sinh, thú cưng của bạn sẽ bị chúng cắn và hút máu. Tuy nhiên, ký sinh trùng này chỉ gây ngứa ngáy hay nặng là rụng lông, chán ăn, cơ thể khó chịu chứ không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của mèo. Nhưng 1 số trường hợp khi rận tấn công khiến mèo ngứa ngáy và gãi nhiều gây lở loét. Vi khuẩn cũng có cơ hội xâm nhập làm nhiễm trùng

Cách trị rận mèo? Mèo bị rận phải làm sao

Hiện nay, có nhiều cách được áp dụng để trị rận mèo. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau để áp dụng giúp chăm sóc thú cưng tại nhà hiệu quả nhất.

Sử dụng thuốc trị rận

Dùng thuốc là điều mà nhiều người lựa chọn khi phát hiện mèo bị rận. . Đây là giải pháp giúp khắc phục nhanh sự tấn công của rận ở mèo. Tuy nhiên, với lựa chọn này, bạn cần lưu ý:

  • Hiện nay, thị trường có nhiều loại thuốc được sản xuất với dạng nhỏ, bôi ngoài da, dạng xịt hay tắm gội cho mèo. Bạn cần tìm hiểu kỹ để chọn thuốc phù hợp với độ tuổi, tình trạng rận hay sức khỏe của mèo.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước về tình trạng rận ký sinh trên thú cưng trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để tránh phát sinh đáng tiếc cho sức khỏe của mèo.
  • Khi dùng thuốc cần chú ý xem kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.
Dùng thuốc là cách trị rận cho mèo rất hiệu quả
Dùng thuốc là cách trị rận cho mèo rất hiệu quả

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên

Nhiều người chọn cách trị rận mèo tại nhà bằng thảo dược tự nhiên. Đây là phương pháp dân gian giúp tiết kiệm chi phí điều trị rận cho thú cưng. Bạn có thể chọn sử dụng các loại thảo dược như:

  • Lá trà xanh: Đặc tính của thảo dược này là có khả năng kháng viêm, sát khuẩn. Vì vậy, bạn chỉ cần pha loãng nước trà xanh và chờ nguội để tắm cho mèo mỗi ngày sẽ giúp giảm cảm giác ngứa ngáy và hỗ trợ việc điều trị rận rất hiệu quả. Bạn cũng có thể kết hợp bôi nước trà xanh nguyên chất lên da mèo để có hiệu quả trị rận tối ưu hơn.
  • Nước muối: Bạn nên pha loãng nước muối sinh lý và sử dụng bông gòn thấm ướt để lau da mèo. Với đặc tính sát khuẩn, nước muối sẽ làm sạch da và giúp mèo hạn chế cảm giác ngứa ngáy rất tốt.
  • Chanh: Trong chanh chứa axit, có hiệu quả tiêu diệt rận, vi khuẩn, nấm,…. Với cách trị rận mèo này, bạn chỉ cần hòa nước cốt chanh với nước và dùng bông gòn thấm để vệ sinh da mèo mỗi ngày.
  • Tỏi: Thảo dược này có tính kháng khuẩn và nấm rất tốt. Bạn có thể cho mèo ăn tỏi xay, tỏi tươi hay pha nước tỏi để thoa lên da. Kiên trì áp dụng sẽ giúp thú cưng giảm ngứa ngáy, kiểm soát rận phát sinh trên da mèo hiệu quả.
Nhiều thảo dược tự nhiên có thể giúp bạn trị rận cho mèo tại nhà
Nhiều thảo dược tự nhiên có thể giúp bạn trị rận cho mèo tại nhà

Vệ sinh môi trường sống

Đây là 1 trong những giải pháp trị rận mèo bạn nên áp dụng. Chỉ khi môi trường sống của mèo sạch khuẩn mới ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh. Mỗi ngày, bạn cần chú ý:

  • Thường xuyên vệ sinh dụng cụ, chuồng trại, của mèo bằng các dung dịch sát khuẩn.
  • Giặt thảm lót, chăn màn của mèo bằng nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn và ấu trùng rận, bọ chét,…
  • Hạn chế để mèo tiếp xúc với những yếu tố lây lan rận như: các con vật đang bị rận, những nơi ẩm ướt, bẩn thỉu,…

Cách phòng rận mèo đốt

Bên cạnh việc điều trị rận mèo thì bạn cũng nên chủ động phòng ngừa nguy cơ rận tấn công thú cưng với 1 số giải pháp sau:

  • Định kỳ sử dụng sữa tắm cho mèo chuyên dụng để vệ sinh cho thú cưng sạch sẽ.
  • Áp dụng chế độ ăn uống giàu dưỡng chất cho mèo. Nhất là tập trung bổ sung vitamin, khoáng chất,… để tăng đề kháng thú cưng, hạn chế nguy cơ phát sinh bệnh.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường mèo sinh sống, ngủ nghỉ để tiêu diệt tận gốc các yếu tố gây bệnh.
  • Nên chú ý tẩy giun, sổ lãi định kỳ cho mèo giúp thú cưng có sức đề kháng tốt, ngăn ngừa rận và ký sinh trùng tấn công.
  • Chú ý theo dõi sức khỏe của mèo và đưa thú cưng đi khám ở nơi uy tín sớm nếu phát hiện các dấu hiệu mèo bị rận hay bị các loại ký sinh trùng khác.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thêm về các sản phẩm chăm sóc thú cưng để bảo vệ và phòng tránh các tác nhân gây hại cho mèo.

Thắc mắc thường gặp khi mèo bị rận

Khi tìm hiểu về rận mèo, nhiều người sẽ có 1 số thắc mắc về loài ký sinh trùng này. Dưới đây là những thông tin giải đáp bạn nên tham khảo.

Rận mèo có lây sang người không?

Loại rận này chỉ lây từ mèo sang mèo, không lây qua người. Bởi cơ thể của người không thích hợp cho loại rận này ký sinh, phát triển.

Rận mèo có cắn người không?

Mặc dù không ký sinh lên người nhưng rận mèo một khi bám trên cơ thể người vẫn sẽ cắn và hút máu. Điều này khiến người bị cắn thấy ngứa ngáy và khó chịu.

Rận mèo sống được bao lâu?

Vòng đời của rận mèo dài hay ngắn còn tùy theo thời điểm sinh trưởng của chúng. Vào mùa hè, ký sinh trùng này sẽ sống được khoảng 2 tháng. Nhưng vào mùa đông, rận trên cơ thể mèo có thể sống tới 10 tháng.

Mèo bị rận có nên cạo lông không?

Khi bị rận tấn công thì việc cạo lông cho mèo là điều cần thiết. Bởi điều này giúp bạn theo dõi sức khỏe của mèo được tốt hơn. Ký sinh trùng cũng không có môi trường lý tưởng để ở lại mà phải “dọn nhà” đi. Việc cạo lông cũng giúp tiện lợi khi bạn bôi thuốc, dùng các sản phẩm ngăn ngừa rận cho mèo.

Rận mèo sợ mùi gì?

Rận mèo sợ mùi cam, quýt, chanh,… Do đó, nếu muốn phòng tránh ký sinh trùng này ở không gian sống và trên cơ thể mèo, bạn hãy dùng các sản phẩm chiết xuất từ những trái cây này để khiến chúng phải chạy xa.

Nắm thông tin về rận mèo để có cách khắc phục hiệu quả là điều cần làm càng sớm càng tốt với những ai nuôi thú cưng. Tuy nhiên, để chăm sóc sức khỏe mèo của bạn tốt nhất thì bạn nên chủ động ngăn ngừa nguy cơ rận tấn công với các sản phẩm chăm sóc, làm sạch cho mèo. Liên hệ Krill theo số: 0968 302 403 để chúng tôi tư vấn và giúp bạn chọn được sản phẩm chất lượng, phù hợp với tình trạng, sức khỏe thú cưng của bạn ngay hôm nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *