Mèo bị áp xe xuất hiện do vết thương hay sau khi tiêm. Dấu hiệu nhiễm trùng mô này cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thú cưng.
Mèo bị áp xe mặc dù không phải là bệnh hiếm gặp nhưng vẫn khiến các chủ nuôi lo lắng. Đây là tình trạng nhiễm trùng mô dễ gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng thú cưng. Bạn hãy cùng KRILL tìm hiểu nguyên nhân, các dạng áp xe cùng cách điều trị ngay trong bài sau để chăm sóc thú cưng hiệu quả nhất.
Mục lục
Mèo bị áp xe là gì?
Tình trạng mèo bị áp xe hay còn gọi là Abscess. Đây là dấu hiệu nhiễm trùng mô trên da mèo tại các vết cắn, vết chích, vết cào hay sau phẫu thuật,… Ở vị trí áp xe sẽ có sự sinh sôi của các vi khuẩn như: Staphylococcus, Streptococcus,…khiến tế bào Histiocytosis bị tiêu diệt. Nhiều độc tố cũng sản sinh dẫn đến dấu hiệu viêm nhiễm, đau nhức, sốt, sưng tấy,…
Thường thì dấu hiệu áp xe sẽ xuất hiện phổ biến hơn ở mèo đực. Bởi chúng thường có thói quen đánh nhau để giành lãnh thổ và bạn tình. Nhiều trường hợp mèo đực bị thương khi giao phối với mèo cái và có nguy cơ bị áp xe vết thương rất cao.
Nguyên nhân gây áp xe ở mèo
Dấu hiệu mèo bị áp xe có thể do các nguyên nhân chính sau:
- Bản tính hoang dã: Mèo hay cào cấu, đánh nhau để tranh chấp bạn tình, lãnh thổ dẫn đến vết thương xuất hiện và nhiễm trùng thành các ổ áp xe.
- Vết tiêm vacxin hay tiêm thuốc: Mèo có thể bị áp xe ở vị trí tiêm vaccine hay sau khi tiêm các thuốc chống chỉ định tiêm bắp. Ví dụ như: thuốc trị rận ghẻ, canxi clorid,ký sinh trùng,…Các thuốc này không phân tán hết và tạo thành ổ áp xe dưới vị trí tiêm.
- Hậu phẫu thuật: Vết thương sau khi phẫu thuật không được chăm sóc kỹ cũng khiến mèo bị nhiễm trùng nghiêm trọng, hình thành ổ áp xe.
- Vết thương núm vú mèo mẹ: Khi mèo mẹ đang trong giai đoạn cho con bú nhưng có vết thương ở núm vú cũng dễ dẫn đến tình trạng sưng, viêm và áp xe.
Các dạng áp xe mèo
Hiện nay, mèo bị áp xe sẽ có nhiều dạng khác nhau. Phổ biến nhất là 2 dạng sau:
Mèo bị áp xe sau khi tiêm
Đây là ổ áp xe hình thành với 1 khối phồng lên, bao quanh vùng bị áp xe. Vị trí này sẽ sưng đỏ, chứa mủ bên trong. Mèo sẽ thấy mệt mỏi kèm các triệu chứng sốt, kém ăn khi ổ áp xe lớn hơn.
Mèo bị áp xe vết thương
Thường thì mèo sẽ bị trầy xước ở các vùng như: khấu đuôi, đầu, lưng, cổ,… Những tổn thương này chủ yếu là do mèo đánh nhau, cào cấu mà hình thành. Do tiếp xúc với vi khuẩn nên những vết xước bị nhiễm trùng và tạo thành ổ áp xe. Bạn đầu, áp xe vết thương sẽ có biểu hiện với u cục cứng nhưng sau sẽ to dần lên, mềm hơn. Đến một điểm cực độ thì ổ áp xe sẽ tự vỡ, có mùi hôi rất khó chịu.
Dấu hiệu mèo bị áp xe
Nếu nhận thấy mèo của bạn có các dấu hiệu sau thì khả năng cao đã bị áp xe. Cụ thể như:
- Mèo có biểu hiện đau đớn hay đi khập khiễng (nếu áp xe ở chân).
- Vùng da áp xe có vảy nhỏ, ấm và màu ửng đỏ.
- Mèo uể oải, chán ăn, lông xơ xác.
- Xuất hiện dịch mủ chảy ra từ vị trí vết thương.
- Vùng bị thương rụng lông nhiều.
- Mèo có dấu hiệu liếm vị trí vết thương nhiều hơn bình thường.
- Mèo bị sốt.
- Dấu hiệu nhiễm trùng máu hay sụt cân nhanh.
Mèo bị áp xe có nguy hiểm không?
Mèo bị áp xe là dấu hiệu không thể chủ quan. Bởi dịch viêm ở ổ áp xe sẽ ngày càng nhiều và ứ đọng lại, không thể tự khỏi. Nếu tình trạng này diễn ra lâu và không sớm điều trị sẽ khiến mèo chịu đau đớn, mệt mỏi và thậm chí là tử vong vì nhiễm trùng máu.
VI. Mèo bị áp xe có tự khỏi không?
Khi mèo bị áp xe sẽ không thể tự khỏi. Thậm chí, nếu không sớm điều trị, ổ áp xe sẽ biến chứng nặng hơn khiến bệnh tình của thú cưng ngày càng nguy hiểm. Thậm chí là thú cưng có thể bị tử vong.
Mèo bị áp xe phải làm sao?
Việc điều trị mèo bị áp xe sẽ tùy theo từng tình trạng nặng hay nhẹ. Nhưng tốt nhất thì bạn nên đưa mèo tới bác sĩ thú y để được khám và có hướng điều trị từ sớm. Với tình trạng áp xe ở mèo sẽ có nhiều cách xử lý như:
- Chích, mổ lấy dịch viêm ở trong ổ áp xe,
- Cho mèo uống kháng sinh để tiêu dịch trong ổ áp xe.
- Phẫu thuật để loại bỏ ổ áp xe cùng vùng tế bào đã bị hoại tử do viêm nhiễm.
- Truyền dịch cho mèo nếu tình trạng áp xe dẫn đến dấu hiệu nhiễm độc, nhiễm trùng máu.
Điều trị áp xe cho mèo tại nhà
Ngoài điều trị mèo bị áp xe ở bác sĩ thì khi ở nhà, bạn cũng cần chú ý những thông tin sau:
- Tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc mèo của bác sĩ thú ý
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mèo để kịp thời phát hiện biến chứng
- Chú ý giữ ấm cho mèo và đảm bảo môi trường nghỉ ngơi của mèo thoải mái nhất, giảm cảm giác đau nhức, khó chịu từ ổ áp xe.
- Chú ý đeo găng tăng khi chăm sóc mèo
- Vệ sinh sạch sẽ cho mèo để tránh ổ áp xe nhiễm trùng. Bạn có thể dùng các sản phẩm sữa tắm ướt thú cưng hay bọt tắm khô chó mèo với thành phần tự nhiên, an toàn, dịu nhẹ khi sử dụng. Khuyến khích dùng thêm xịt khử khuẩn cho thú cưng Krill đều là các sản phẩm chăm sóc thú cưng tại nhà có xuất xứ từ các thành phần thiên nhiê để tăng cường khả năng kháng khuẩn trên da của thú cưng.
Trên đây là chia sẻ của KRILL về tình trạng mèo bị áp xe để bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng này và có hướng chăm sóc mèo hiệu quả. Nếu bạn cần tìm các sản phẩm tắm gội, khử khuẩn cho thú cưng với thành phần tự nhiên, hiệu quả và an toàn hãy liên hệ: 0968302403. KRILL sẽ giúp bạn có được sản phẩm ưng ý với giá thành hấp dẫn và yên tâm khi dùng cho thú cưng của mình.
CEO thương hiệu Krill Việt Nam. Một trong ba thương hiệu của Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ UHC Việt Nam.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển các sản phẩm chăm sóc thú cưng, tôi đã cùng toàn thể CBNV Krill xây dựng nên thương hiệu hàng đầu chuyên về dược hóa phẩm cho chó mèo, các sản phẩm khử khuẩn thực phẩm, khử khuẩn cho mẹ & bé và các sản phẩm chăm sóc gia đình khác.